HOTLINE TƯ VẤN VÀ ĐẶT MUA RƯỢU KIM SƠN: 0962 877 116

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI UỐNG RƯỢU VÀ RƯỢU THUỐC

Điểm khéo của rượu thuốc, bên cạnh chuyện ngon miệng, chính là công năng “nhiều trong 1” nhờ khả năng bảo quản dược liệu không cần chất phụ gia bằng hóa chất tổng hợp; dùng rượu làm dung môi để ly trích tối đa hoạt chất trong dược liệu; tối ưu hóa khả năng dung nạp thuốc nhờ rượu đồng thời kích thích tiêu hóa; gia tốc thời gian khởi động tác dụng của dược liệu nhờ độ cồn trong rượu.

Nhưng không hẳn cứ hễ ngâm dược liệu vào rượu thì bỗng dưng nên thuốc. Rượu thuốc là tiếng kép. Muốn nên thuốc với tác dụng như mong muốn phải có cả hai, phải có rượu tốt và thuốc quý. 

Với rượu thuốc cũng thế, không phải có gì nhét hết vào bình là xong. Trái lại, nếu không đúng bài bản thì khó lòng kiểm soát tình trạng tương tác bất lợi của dược liệu chen vai trong hũ rượu. Với dược liệu gốc động vật như rắn hổ mang, bìm bịp, dê hà nàm… càng phải kỹ hơn nữa vì nếu không chế biến đúng cách thì trong rượu tuy vẫn có thuốc nhưng xét cho cùng chỉ là thuốc… độc! Không lạ gì nếu nhiều người uống rượu thuốc cho khỏe nhưng để rồi ngứa ngáy vì dị ứng do ngộ độc tạp chất tích lũy trong xị rượu có mùi dược thảo!

Thuốc nào cũng là dao hai lưỡi!

Với rượu thuốc, cho dù có chế biến hoàn toàn đúng cách, lưỡi dao càng bén hơn nữa vì độ cồn của rượu. Vì vậy dùng rượu thuốc cũng phải dùng cho đúng cách. 

Rượu thuốc nên uống trước khi ăn cơm:

Uống rượu thuốc không nên quá nhiêu. Uống rượu thuốc phải càn cứ vào sức chịu đựng của con người đốì với rượu, mỗi lần uống 10-30ml, uống vào buối sáng, buổi tối hàng ngày, hoặc dựa vào bệnh tình và tính chất nồng độ của rượu thuốc được sử dụng mà điều trị. Không được lạm dụng uổng nhiều thuốc nếu không sẽ gây ra những phản ứng bất lợi. Uống nhiều rượu bô nhân sâm có thể gây ra chướng bụng khó chịu, không muôn ăn uông gì nữa. Uổng nhiều rượu bổ nhung hươu có thể bi sốt, nóng cồn cào thậm chí chảy máu mũi. Ngoài ra, khi dùng rựợu thuốc uống, phải tránh uống xen kẽ các loại rượu thuốc có tác dụng điều trị khác nhau. Qụá trịnh uông rượu thuốc để điều trị khi khỏi bệnh phải thôi uổng, không nên sử dụng lâu dài.

Những người không nên uống rượu thuốc:

Không phải bất cứ ai cũng đều dùng được rượu thuổc, như phụ nữ có thai, đang cho con bú và nhi đồng đêu không nên dùng rượu thuốc. Những người cao tuổi vì những thay thế mối trong cơ thể tương đối chậm, phải giảm bốt lượng rượu thuốc một cách thích đárg. Phàm những lúc bị cảm mạo, sốt, nôn mửa, đau bụng đi rửa đều không nên dùng rượu thuốc tẩm bổ. Đổi với những người mắc bệnh viêm gan, xơ gan, viêm loét hệ thông tiêu ho á, lao phổi, và kết hạch ở phổi chứng động kinh đều không nên uống rượu thuốc, nếu không bệnh tình có thể nặng thêm. Ngoài ra, những người quá mẫn cảm vỏì rượu và mắc các bệnh ngoài da cũng kỵ uống rượu.

-st-

Danh mục sản phẩm
Tìm kiếm nhanh

RƯỢU NẾP KIM SƠN

Rượu Kim Sơn chính hiệu từ làng nghề rượu Lai Thành – Kim Sơn, Ninh Binh

Tại Hà nội và các tỉnh: Hotline: 0962 877 116

Chi nhánh TP HCM: 0973 9394 87

(Hiện nay có rất nhiều website lấy hình ảnh, thậm chí cả logo của www.ruounepkimson.com để sử dụng vào mục đích quảng cáo, vui lòng gỡ bỏ, không copy, không sao chép bài viết khi không có sự đồng ý của chúng tôi. Hãy sử dụng chính hình ảnh thật của các bạn khi quảng cáo bán hàng)